HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ VÀ THÀNH CÔNG CỦA LỚP VNEN khối 3 – TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN

 
1. Hoạt động thực tế của lớp học VNEN – Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân.
     
       Sau  hơn một  học kì của năm học 2012 – 2013, năm học trường chúng tôi thực hiện chương trình “Mô hình trường TH mới Việt Nam” hay gọi tắt là VNEN. Khi dạy và học theo chương trình này, chúng tôi thấy có nhiều ưu điểm so với phương pháp dạy học truyền thống và đã gặt hái được nhiều thành công trong quá trình thực hiện mô hình. Trường TH mới Việt Nam Cụ thể là:

         Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua  từng hoạt động: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, HĐ chung cả lớp, HĐ với cộng đồng và tăng khả năng thực hành, vận dụng và tích hợp với  hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập rèn cho các em kĩ năng nói và giải quyết các vấn đề khó khăn của chính bản thân.

      Cách tổ chức lớp học VNEN cũng khác với cách tổ chức  lớp học truyền thống. Ban Cán sự lớp được thay bằng Hội đồng Tự quản; Ban hội đồng này do tập thể lớp bầu ra chứ không ấn định do cô giáo chủ nhiệm lựa chọn. Hội đồng tự quản đảm nhiệm toàn bộ tổ chức các hoạt động của lớp, khi cần thiết mới cần cô giáo trợ giúp. Mới đầu, giáo viên chủ nhiệm phải vất vả tìm tòi, sáng tạo, phải “cầm tay chỉ việc” cách điều hành và tổ chức hoạt động cho Hội động Tự quản, nhưng chỉ sau khoảng bốn tuần học, các em trong Hội đồng Tự quản đã biết cách điều hành và đến bây giờ ban Tự quản đã điều hành mọi công  việc của  lớp cũng như mọi hoạt động chung của nhà trường có hiệu quả. Đặc biệt vai trò của CT HĐTQ là rất quan trọng. CTHĐTQ có thể điều hành mọi hoạt động giúp giáo viên. Giáo viên chỉ còn đóng vai trò là người định hướng và hướng dẫn cho các em.

      Vậy dạy học theo “Mô hình trường TH mới Việt Nam” theo chúng tôi đã gặt hái được một số thành công nhất định được thể hiện qua một tiết sinh hoạt lớp của một CTHĐTQ.
      Câu chuyện kể về một tiết sinh hoạt của lớp học VNEN

        Em xin chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn. Em xin tự giới thiệu em là: Nguyễn Châu Giang – CTHĐTQ lớp 3B trường Th Lê Ngọc Hân – TP lào Cai – T. Lào cai.

          Em xin trân trọng kính mời các thầy cô đến thăm và dự giờ sinh hoạt lớp cùng chúng em.

          Các bạn ơi, các bạn hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các thầy cô giáo đến với lớp mình nào!

          Như thường lệ, bây giờ chúng mình cùng vào giờ sinh hoạt lớp nhé!

 (Giọng nam): CTHĐTQ ơi!  hôm nay quên khởi động à?

– Thôi chết, tớ hồi hộp quá, nên quên mất. Các cậu muốn tớ khởi động thế nào đây?

(Giọng nữ) : Bạn kể tặng các thầy cô giáo và bọn tớ truyện cười đi.

          Tớ sẵn sàng. Sau đây em xin kể tặng các thầy cô và các bạn truyện cười: Giờ lịch sử. ( kể chuyện) – Câu chuyện của em kể đến đây là hết rồi.
– Các bạn ơi, các bạn đã sẵn sàng vào giờ sinh hoạt chưa?
– Để đánh giá các hoạt động của lớp chúng ta trong tuần vừa qua, tớ mời đại diện các ban tổng kết hoạt động của ban mình.
(Ban an toàn giao thông – Thổi còi, làm động tác) : Tớ  thay mặt cho ban an toàn giao thông xin có ý  kiến trước: Trong tuần vừa qua, tớ thấy các bạn trong lớp mình thực hiện rất tốt các yêu cầu về ATGT. Cụ thể là không có bạn nào là không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy đến trường, và phụ huynh của các bạn ấy cũng không có ai vi phạm cả…
( Đổi giọng): Còn ban học tập của chúng tớ theo dõi được trong tuần vừa qua các bạn rất hăng say học tập, không có bạn nào bị điểm kém. Duy nhất có bạn Sơn đọc bài là:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Lước Tháp Mười nóng nánh cá tôm.
Nhưng chúng tớ đã sửa và luyện phát âm l/n thường xuyên cho bạn ấy rồi.
(Đổi giọng): Hát : Bình minh lên…..giọng hát vui say sưa. Ban văn nghệ, thể dục, thể thao của chúng tớ vẫn duy trì tốt mọi hoạt động và tập múa xong bài “Cháu yêu chú bộ đội” để biểu diễn trong giờ chào cờ tới.
Như vậy là chúng ta đã nghe các ban tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần rồi, tớ thấy các bạn theo dõi rất sát sao, tớ hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các bạn.Tuy vậy, tớ vẫn muốn nghe ý kiến của các bạn khác trong lớp.

(Giọng nam) : Tớ xin có ý kiến là: trong nhóm tớ có bạn Đức lười học và hay quên đồ dùng học tập, tớ nhắc mãi rồi mà không được. Bạn giúp tớ với.
       – Tớ mời Đức lên đây nào! Tớ đố Đức biết, nếu không chú ý nghe cô giảng bài.  Mình lại lười học nữa thì bố mẹ, thầy cô và các bạn sẽ như thế nào?
Đức: (Tỏ thái độ buồn…) Không chú ý nghe cô giảng bài, lười học thì kết quả học tập kém hơn các bạn sẽ làm cho thầy cô và cha mẹ buồn.
      – Vậy tớ mong rằng cậu sẽ cố gắng để thầy cô và cha mẹ không buồn vì câu nhé. Bắt đầu từ hôm nay tớ giao cho bạn Thái – cây toán của lớp và cũng là người ngồi cạnh tạo cặp “Đôi bạn cùng tiến”  sẽ giúp đỡ Đức trong các hoạt động học tập. Và tớ mong các bạn trong nhóm sẽ giúp đỡ bạn bằng cách thường xuyên kiểm tra sách vở, đồ dùng và báo lại với cô giáo để cô giáo trao đổi với bố mẹ bạn ấy hướng dẫn bạn chuẩn bị bài vở cẩn thận từ ở nhà.
(Giọng nữ): Tớ có ý kiến: Tớ thấy lớp mình tuần vừa qua có bạn Long hai lần đi học muộn.
      – Giang: Tớ mời Long chia sẻ với các bạn vì sao mình đi học muộn nào?
      – Long: Bố mẹ tớ đi làm sớm nên không có ai gọi tớ dậy đi học cho đúng giờ cả, nên tớ ngủ quên mất.
      – Giang: Các bạn có sáng kiến gì cho Long để bạn đi học được đúng giờ không?
      – Giọng nữ: Theo tớ bạn nên đặt chuông báo thức.
      – Giọng nam: Theo tớ bạn nên bảo bố mẹ mua cho bạn một chiếc điện thoại để gần đến giờ đi học thì bố mẹ bạn gọi về nhắc bạn .
     – Giang: Tớ nhất trí với ý kiến của các bạn. Ngoài các ý kiến đó ra theo tớ cậu nên tâm sự với bố mẹ để bố mẹ nhờ ông bà, người thân, hoặc hàng xóm đưa cậu đi học. Tớ mong cậu hãy cố gắng đi học đúng giờ vì nếu cậu đi học muộn sẽ làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp.
    – Long: Tớ cảm ơn các bạn.
    – Giang: Còn bạn có ý kiến nữa không? À, mời bạn Thanh.
    – Thanh: Tớ có một ý kiến dành riêng cho bạn thôi. Hôm qua tớ nghe có một số bạn bào là: Cậu làm CTHĐTQ được cô giáo quý nên sĩ và kiêu quá.
    – Giang: Tớ cảm ơn ý kiến của bạn. Các bạn ạ, tớ được các bạn tín nhiệm bầu làm CTHĐTQ nên tớ thấy mình phải có trách nhiệm nhắc nhở các bạn thực hiện tốt mọi nội quy của trường, lớp. Bên cạnh đó tớ còn có nhiệm vụ đôn đốc các bạn thực hiện các nhiệm vụ của cô giáo giao nữa nên khi làm việc tớ phải nghiêm túc để chúng mình cùng nhau tiến bộ và đưa lớp mình luôn đứng đầu trong mọi hoạt động của nhà trường nên các bạn đừng nghĩ mình là kiêu và sĩ nhé.
     – Chúng tớ hiểu rồi. Từ nay chúng tớ không nghĩ vậy nữa.
     – Giang: Bây giờ thì chúng mình cùng thảo luận để xây dựng phương hướng cho tuần học mới .( Ngồi bàn bạc) Tớ xin tóm tắt lại các công việc cần làm trong tuần tới như sau:
          + Thứ hai: sinh hoạt dưới cờ. Chủ đề: Thư gửi ông già Nô-en. Người thực hiện : Cả lớp.
          + Thứ ba: Kiểm tra và sắp xếp lại đồ dùng học tập. Người thực hiện. Ban học tập.
          + Thư tư: Kiểm tra vở Tiếng Việt sáng. Người thực hiện: Ban học tập….
           + Thứ năm: Kiểm tra vở Toán sáng. Người thực hiện. Ban học tập.
           + Thứ sáu: Tổng vệ sinh, trang trí lại lớp học. Người thực hiện Ban LĐVS.
      – Giang: Chúng mình cùng thực hiện tốt kế hoạch vừa xây dựng nhé. Nào chúng ta cùng thể hiện quyết tâm: 1-2-3 Rê!..Để kết thúc buổi sinh hoạt lớp hôm nay tớ sẽ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Ai thông minh hơn học sinh lớp 3.
          Trò chơi này rất bí mật nên em xin kính mời các thầy cô và các bạn đến dự tiết sinh hoạt lớp của chúng em để cùng tham gia. Nhưng em vẫn bật mí một số câu hỏi, ví dụ như : Nói lời chào cô giáo bằng tiếng Anh như thế nào? Hoặc cả câu hỏi dí dỏm như:Bạn có biết “Ngày tận thế” được dự đoán vào ngày nào không?- Đó chính là ngày 21- 12 – 2012, ngày mai đấy  ạ. Nhưng thầy cô và các bạn đừng tin vì  đó chỉ là tin đồn dựa trên dấu tích lịch sử cổ của người Maya thôi…Nếu bạn nào trả lời đúng thì được nói là: Tôi thông minh hơn học sinh lớp 2, nếu bạn trả lời sai thì phải nói: Tôi không thông minh hơn học sinh lớp 3.
  2. Sự thành công khi dạy và học theo mô hình VNEN.

– Chương trình VNEN đã giúp học sinh năng động hơn, tích cực mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động. Các em có kỹ năng hợp tác, chia sẻ thân thiện với bạn, với thày cô trực tiếp qua từng bài học hoặc qua hòm thư điều em muốn nói, hộp thư vui. Các em biết tự  trang trí góc học tập của mình.
– Giáo viên đã thành thạo với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, chủ động  linh hoạt, sáng tạo trong mỗi yêu cầu của từng bài học. Có nhiều tiết học thành công được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá tốt và được nhiều giáo viên ở trường bạn đến dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm.
       – Phụ huynh đã tích cực hợp tác tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp, phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên thực hiện tốt hoạt động ứng dụng của học sinh trong mỗi bài học.

– Các nhóm trưởng phát huy được hết khả năng của mình điều hành nhóm tham gia vào các hoạt động học tập đạt hiệu quả cao. Nhiệt tình  giúp đỡ các bạn trong nhóm cùng tiến bộ.
– Hội đồng tự quản linh hoạt, chủ động sáng tạo trong việc quản lý điều hành các hoạt động của lớp. (Em Châu Giang tham gia cuộc thi CTHĐTQ đạt giải nhất cấp thành phố.)
 

 

 
 
 
 
        Trên đây là những những thành công của Lớp học VNEN – Khối 3 trường Tiểu học Lê Ngọc Hân – thành phố Lào Cai – tỉnh Lào Cai. Trong thời gian thử nghiệm vừa qua.
Chúng tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để giảng dạy chương trình VNEN ngày một tốt hơn.
                                                             Lào Cai, ngày 11  tháng 3 năm 2013
                                                                                  
                                                                                   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *